Kết quả tìm kiếm cho "Ông Trần Phước Bạo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1387
Chiều 15/1, HĐND huyện Chợ Mới tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề), khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để tiến hành quy trình miễn nhiệm và bầu bổ sung một số chức danh của UBND và HĐND huyện. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chợ Mới Huỳnh Thị Nguyệt Hồng chủ trì.
Ông Trần Nhật Trường, chuyên gia ẩm thực với danh hiệu “bàn tay vàng” ở TP. Hồ Chí Minh đã có duyên đến với An Giang và gắn bó ở vùng “đất lành” Bảy Núi. Ngoài giỏi chuyên môn, ông còn kết nối yêu thương, lan tỏa và chia sẻ những điều tốt đẹp từ những chiếc bánh dành tặng những mảnh đời thiệt thòi.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
Năm 2024, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Báo An Giang Online trân trọng giới thiệu 10 sự kiện, dấu ấn nổi bật của tỉnh trong năm 2024.
Nam vương Du lịch Thế giới lần thứ 8 (Mister Tourism World 2025) vừa được công bố sẽ tổ chức tại Việt Nam.
Dù là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, mức sống của người dân cao hơn các địa phương khác, nhưng TP. Long Xuyên vẫn nặng gánh một số hộ gia đình đặc biệt khó khăn. Cùng cả nước tham gia “chiến dịch xóa nhà tạm”, thành phố quê Bác Tôn mong muốn truyền tải thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.
Vì muốn ra oai thể hiện và bản tính hung hăng, mà có người đã hành động sai trái, dẫn đến cảnh tù tội. Mỗi mức án đều tương xứng với tính chất vụ việc và qua đó cũng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho loại tội phạm “Cố ý gây thương tích” đang diễn ra khá phổ biến.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Nhằm lắng nghe những tâm tư, kiến nghị, đề xuất của nông dân, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với hội viên, nông dân năm 2024. Thông qua đối thoại, nhiều vướng mắc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân đã được lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành giải đáp kịp thời.
Nhằm tăng cường công tác quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) về vùng biên giới, dân tộc, tạo điều kiện để các chủ thể tiếp cận nguồn khách hàng địa phương.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Ông Trần Văn Tim (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) yêu cầu trả thêm 1,5ha đất, bồi thường thất thoát từ năm 2004 đến nay; yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh sớm xem xét, giải quyết vụ kiện hình sự của gia đình ông, Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn sớm xét xử vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất với ông Nguyễn Văn Chiến. Đây là trường hợp khiếu nại kéo dài, đến các cơ quan Trung ương.